- Trong suốt những năm 1990, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc đã luôn ca ngợi Pháp Luân Công về những lợi ích sức khỏe và tinh thần.
- Do sự phát triển vô cùng nhanh chóng và độc lập của môn pháp, người đứng đầu ĐCSTQ đã ra lệnh tiêu diệt Pháp Luân Công.
- Vài tháng sau khi cuộc bức hại bắt đầu, các lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tiên gán mác Pháp Luân Công là ‘tà giáo’ để biện minh cho chiến dịch đàn áp, đồng thời ngăn chặn những lời chỉ trích.
- Các học giả và các nhóm hoạt động nhân quyền ở phương Tây đã gọi cái mác ‘tà giáo’ này là công cụ chính trị và là ‘cái mác giả’ để thúc đẩy cuộc đàn áp.
Khác với những gì mà nhiều tờ báo đưa tin một cách cẩu thả, Pháp Luân Công không hề “bị cấm và gọi là tà giáo bởi chính quyền Trung Quốc” vào ngày 22 tháng 7 năm 1999. Môn pháp đã không bị gán mác ‘tà giáo’ cho đến tận tháng 10 năm đó.
Thuật ngữ ‘tà giáo’ được sử dụng không phải là kết quả của những phân tích đo lường, phát hiện điều tra hay tranh luận về thần học. Cái mác không được đưa ra bởi các học giả tôn giáo, các nhà xã hội học hay tâm lý học; và cũng không nhận được sự đồng thuận của toàn bộ chính quyền.
Trên thực tế, cái mác là một bước đi chính trị của một cá nhân. Cá nhân ấy là Giang Trạch Dân, khi đó là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bài báo đăng ngày 9 tháng 11 năm 1999 trên tờ Washington Post đưa tin, “Chính Giang Trạch Dân là người yêu cầu gán mác Pháp Luân Công là ‘tà giáo’, và rồi lại yêu cầu ban hành luật cấm hết thảy tà giáo”.